Ly hôn chồng một mình nuôi 5 người con. Hết cách tôi chọn nghề “khóc thuê” đám ma. Nào ngờ 2 năm đã mua nhà, mua xe còn tích góp được hơn 500 triệu...
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
“Tôi đã khóc thuê được 20 năm và không hề xấu hổ hay ngại ngùng vì nó. Tôi kiếm được 42 USD cho 30 phút như vậy”, một người phụ nữ cho biết.
“Khóc thuê” là một nghề đã có từ khá lâu ở một số quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ… Trong đám tang của người hoàn toàn xa lạ, người khóc thuê có nhiệm vụ kêu gào, khóc lóc càng vật vã, thảm thiết càng tốt.
Trên thực tế, nhiều người khóc thuê chuyên nghiệp có thu nhập không hề thấp chút nào. Một phụ nữ ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) cho biết cô kiếm được hơn 28.000 USD/năm (hơn 600 triệu đồng) nhờ công việc đặc biệt này.
Công việc của cô là có mặt tại đám tang, khóc lóc để tiễn đưa người quá cố sang thế giới bên kia. “Tôi đã khóc thuê được 20 năm và không hề cảm thấy xấu hổ hay ngại ngùng vì nó. Tôi kiếm được 300 nhân dân tệ (42 USD) cho 30 phút khóc thuê như vậy. Nó đem lại cho tôi thu nhập đủ để xây một ngôi nhà khang trang cho gia đình cũng như nuôi con trai học đại học”.
Tuy nhiên, theo người phụ nữ này, công việc khóc thuê có một số rủi ro về sức khỏe. Sau thời gian dài, giọng nói của người khóc thuê có thể thường xuyên bị khàn vì gào khóc quá nhiều. Ngoài ra, mắt của cô cũng hay bị khó chịu vì đã rơi nhiều nước mắt.
(Ảnh minh họa: Internet).
Cách đây vài năm, một đoạn video ghi lại cảnh khóc thuê trong một đám tang đã trở nên viral ở Trung Quốc, thu hút 5 triệu lượt xem chỉ trong thời gian ngắn.
Một số cư dân mạng cho rằng việc thuê người lạ đến khóc trong đám ma không thực sự hay ho bởi họ khóc chỉ vì tiền chứ không phải vì tiếc thương người đã khuất.“Tôi cảm thấy việc đó thật thiếu tôn trọng người nằm trong quan tài. Tại sao người ta lại có thể để người lạ mặt đến dự đám tang của người thân yêu như vậy chứ?”, một người bình luận.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng nghề này không có gì sai trái hay phản cảm bởi người khóc thuê giúp các thành viên trong gia đình người đã khuất thể hiện sự đau buồn và mất mát mãnh liệt hơn.
Trên thực tế, nhiều nơi ở Trung Quốc quan niệm rằng đám tang không có kèn trống, nước mắt cho thấy người đã khuất không được yêu thương. Chen Shuqiang (35 tuổi) – người đứng đầu một nhóm khóc thuê trong đám ma ở Phúc Kiến, nói rằng nghề này đang bùng nổ trong những năm gần đây.
“Đến nay, người làm nghề khóc thuê chủ yếu là phụ nữ trẻ. Nhu cầu về nam giới là rất ít. Người thuê muốn chúng tôi khóc càng dữ dội và trông càng đau đớn trước sự ra đi của người thân của họ càng tốt. Quỳ rạp xuống đất hay ôm quan tài là những hành động phổ biến trong nghề này”, Chen cho biết.
Ngoài được các gia đình trả tiền, người khóc thuê cũng được những người không thể dự đám tang thuê đi đại diện. Chen cho biết nhóm gồm 7 người khóc thuê chuyên nghiệp của cô tính phí 400 USD cho gói dịch vụ cơ bản.
Chen trước đây là ca sĩ của một đoàn hát kịch nông thông. Tuy nhiên, do kiếm tiền khó khăn nên cô đã chuyển sang nghề khóc thuê chuyên nghiệp. “Kể từ đó, tôi chưa bao giờ gặp rắc rối về tiền bạc nữa. Đây là công việc được trả lương cao và tôi vẫn được làm những gì mình yêu thích”, Chen nói.
Khóc thuê là nghề đã có từ thời xa xưa tại Ai Cập, Trung Quốc và Trung Đông. Ở Ai Cập, nghề này chỉ dành cho phụ nữ và họ không được có con. Ngoài ra, họ phải cạo sạch lông và tóc trên cơ thể, xăm tên các nữ thần trên vai.
Trong lịch sử, việc đám tang tổ chức hoành tráng, nhiều người khóc thương được coi là vinh dự lớn của người đã khuất và cả gia đình của người đó. Điều này phần nào cho thấy địa vị xã hội của họ và nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở một số nơi trên thế giới.
Nguồn: GT
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác