Sinh ra trong gia đình nghèo rớt mùng tơi. Sau khi lên đại học tôi cắt đứt mọi liên lạc với cha mẹ đổi cả tên họ để quen và cưới cô tiểu thư phố cổ. 10 năm khi vô tình đi công tác qua nhà cũ, tôi bàng hoàng khi thấy 1 ngôi mộ có ảnh mình ngay trước….
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Mỗi gia đình lại có những cách giáo dục con cái khác nhau, tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện tài chính. Nhưng suy cho cùng, phụ huynh nào cũng mong con cái có thể phụng dưỡng lại mình sau khi trưởng thành. Tuy nhiên, có những đứa trẻ lại vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó mà sinh ra ảo tưởng và không biết ơn, dẫn đến kết cục đau lòng sau này.
Tiêu Thuần có những suy nghĩ ảo tưởng về bản thân sau khi trở thành sinh viên
Sau khi lên đại học, được tiếp xúc với nhiều kiểu người mới đã khiến Tiêu Thần dần quên mất quê hương và gia đình của mình. Nữ sinh bỗng thấy quê nhà lạc hậu và không thể so sánh với cuộc sống đô thị.Điều kiện gia đình của bạn bè cùng lớp đều vượt trội hơn khiến cô gái trở nên tự ti và dần sinh ra những suy nghĩ chán ghét cha mẹ. Về lâu dài, những suy nghĩ sai lầm đã nảy sinh trong đầu khiến nữ sinh nghi ngờ… mình không phải con đẻ của ba mẹ. Bởi cô cho rằng bản thân phải sinh ra trong gia đình quý tộc, còn bố mẹ hiện tại chỉ đang nhận nuôi thôi.
Nữ sinh cho rằng bản thân phải sinh ra trong gia đình giàu có
Cô bắt đầu tự lừa dối chính mình khi liệt kê ra nhiều điểm nghi ngờ về thân thế của bố mẹ. Bắt đầu từ việc khác biệt màu tóc. Từ nhỏ đến lớn, Tiêu Thần có mái tóc hơi ngả vàng trong khi phụ huynh lại có tóc thuần đen.Ngoài ra, Tiêu Thần còn cho rằng mình rất xinh đẹp, đặc biệt từ sau khi vào đại học thì ngày càng có khí chất quý tộc hơn. Tiêu Thần chê bai cha mẹ trông rất bình thường, thậm chí có chút xấu xí nên cô không thể là con gái của họ được.
Một điều gây phẫn nộ khi Tiêu Thần còn lôi câu chuyện học phí ra để không nhận gia đình. Trong suy nghĩ của Tiêu Thần, cha mẹ không có điều kiện tài chính dư dả. Vì lo cho con gái, phụ huynh đã cố gắng cho Tiêu Thần học đại học mà không phải chịu bất kì áp lực kinh tế nào. Họ cũng xây một toà nhà cao tầng trong làng để con không xấu hổ.
Thế nhưng những mục đích tốt đẹp này đều bị Tiêu Thần gạt sang một bên. Cô thậm chí còn nghi ngờ có “cha mẹ ruột” giàu có đứng đằng sau, đang ngầm hỗ trợ tài chính cho cha mẹ hiện tại.
Tiêu Thần trách mắng gia đình và không nhận cha mẹ ruột
Những suy nghĩ ảo tưởng càng khiến Tiêu Thần phấn khích và chán ghét bố mẹ mình hơn. Nữ sinh suốt ngày mắng phụ huynh, thậm chí còn đòi họ phải đưa đến gặp “cha mẹ ruột”.Cô tuyên bố: “Đừng lo, đến khi con tìm được cha mẹ ruột, con nhất định sẽ yêu cầu họ bồi thường số tiền lớn cho hai người hưởng thụ tuổi già”.
Đứng trước những suy nghĩ bất hiếu của người con, gia đình Tiêu Thần chỉ biết im lặng. Nhưng thái độ đó lại càng khiến cô con gái trở nên bất trị hơn. Cuối cùng, cô la hét trong giận dữ và yêu cầu phải xét nghiệm ADN cho bằng được.
Đến khi nhận được kết quả xét nghiệm, Tiêu Thần chỉ biết chết lặng khi cô chính là con gái ruột của cha mẹ nông dân bấy lâu nay. Những nghi ngờ vô lý và khí chất tưởng chừng quý tộc của Tiêu Thần, hoá ra đều là tưởng tượng.
Kết quả xét nghiệm ADN chứng tỏ Tiêu Thần không hề có cha mẹ giàu có nào cả
Tại sao Tiêu Thần lại có những suy nghĩ vô lý như vậy?
Theo các chuyên gia, từ khi lên đại học, Tiêu Thần nhìn thấy nhiều gia đình có điều kiện tài chính dư dả nên đã sinh ra tâm lý mặc cảm và so sánh. Bên cạnh đó, việc phải đối diện với hoàn cảnh nghèo khó khiến nữ sinh càng trở nên oán giận vô lý hơn.
Cô đua đòi để cố gắng theo kịp theo bạn bè cùng trang lứa. Sau khi tốt nghiệp, Tiêu Thần cũng thay đổi hoàn toàn, như biến thành con người khác. Cô ăn mặc hở hang, thường xuyên đến quán bar và không chịu tìm việc tử tế.
Cô bị ám ảnh với ước mơ gia đình giàu, luôn tưởng tượng đến ngày “cha mẹ ruột” sẽ xuất hiện và sắp xếp lại cuộc đời lộn xộn của mình.
Để rồi khi nhận được kết quả xét nghiệm, giấc mơ của Tiêu Thần vỡ mộng và nữ sinh ngày càng rơi vào bế tắc.
Câu chuyện của Tiêu Thần phản ánh thực tế của không ít những đứa trẻ ngày nay. Khi sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế không dư dả, thay vì cố gắng phấn đấu, có những người con lại quay ra chỉ trích ngược lại cha mẹ. Thậm chí, họ đổ lỗi sự thất nghiệp hay cuộc đời thất bại của mình hoàn toàn do gia đình.
Do đó, ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ không nên nuông chiều con cái vô điều kiện. Thay vào đó, phụ huynh cần giáo dục và định hướng cho trẻ thế giới quan đúng đắn rằng “cuộc sống phải do bản thân mình làm chủ và có trách nhiệm”. Khi đó, đứa trẻ mới hiểu được giá trị gia đình mang lại, không ỷ lại và dựa dẫm vào người khác.
Nguồn: Sohu
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác