Vợ chồng con trai mất sớm, mình tôi c:.òng lưng nuôi cháu gái. Cũng may cháu hiểu chuyện và học giỏi. Ngày biết điểm thi Đại học, cứ nghĩ tôi sắp thoát bể kh:.ổ được cháu nuôi lại rồi thì nhận tin cháu chỉ thi được 1 điểm. Tôi không tin nổi đi khắp nơi hỏi han, đến khi biết sự thật tôi suýt ch:.et luôn
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Câu chuyện này sau đó đã được lan truyền khắp nơi.
“Cháu gái tôi học tốt lắm, làm sao thi chỉ được 47 điểm? Chắc chắn có sự nhầm lẫn ở đây!”.
Vào cuối tháng 6/2018, Sở Giáo dục tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã đón tiếp một cụ ông tóc bạc phơ phàn nàn về điểm số của cháu mình – một nữ sinh tên Thẩm Quyên, nhận được. Với sự giúp đỡ của một người phụ nữ trung niên bên cạnh – giáo viên chủ nhiệm của cháu gái ông, cụ ông đã tìm đến cơ quan làm việc của các nhân viên trong Sở Giáo dục với hy vọng họ có thể giúp ông kiểm tra lại kết quả thi đại học của cháu gái mình.
Tuy nhiên, dù cho nhân viên kiểm tra hệ thống mấy lần, tổng điểm mà cháu ông nhận được vẫn là 47.
Dẫu vậy, ông lão vẫn không thể tin rằng cháu gái mình thi được điểm có như vậy, thậm chí cả giáo viên chủ nhiệm cũng rất shock bởi bình thường nữ sinh bình thường luôn nằm trong top học sinh có thành tích tốt nhất lớp.
Thấy rằng không thể thuyết phục được hai người, nhân viên đành gọi lãnh đạo của Sở tới giải quyết. Sau khi thương lượng, họ đã tìm bài thi của cô bé để chứng minh cho ông lão và giáo viên chủ nhiệm.
Chỉ đến khi nhìn thấy tờ đề thi mà cháu gái mình đã làm, ông lão mới tin. Nhưng ông vẫn không thể hiểu nổi tại sao cháu gái mình – người được cho là có học lực loại khá giỏi, lại chỉ thi được 47 điểm.
Khi sự thật được phơi bày, mọi người hiểu đằng sau câu chuyện này, ẩn chứa một thực tế phũ phàng.
Thấy điểm thi của cháu thấp, cụ ông liền lên Sở Giáo dục để hỏi cho ra lẽ. (Ảnh minh họa)
Quá trình lớn lên đầy gian nan
Thẩm Quyên (SN 2001) trong một gia đình nông dân nghèo khó ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nên cha mẹ của cô bé đã ra ngoài làm việc để kiếm sống. Khi ra đi, họ để Thẩm Quyên lại cho ông nội nuôi. Vì vậy, từ nhỏ Thẩm Quyên đã sống thiếu thốn tình cảm của cha mẹ.
Vì ông nội đã cao tuổi, không thể gánh vác hết mọi việc lớn nhỏ trong cuộc sống, nên từ khi 5, 6 tuổi, Thẩm Quyên đã giúp đỡ ông làm việc vặt trong nhà. Điều này cũng đã nuôi dưỡng nên tính cách mạnh mẽ, độc lập trong Thẩm Quyên.
Không chỉ có vậy, do không muốn khi lớn lên phải để cha mẹ và ông nội lo lắng nhiều về mình, nên Thẩm Quyên luôn quyết tâm học hành chăm chỉ, với mục đích sau này tìm được một công việc ổn định.
Từ khi bắt đầu đi học tiểu học, cô đã rất cố gắng. Vào kỳ nghỉ hè, khi những đứa trẻ khác trong xóm vui chơi nô đùa khắp nơi, Thẩm Quyên lại một mình ngồi trên một triền đồi học tập một mình. Thường thì cô bé luyện đọc cả một buổi chiều, cho đến khi mặt trời lặn vào buổi tối mới về nhà.
Chính nhờ sự cố gắng và kiên trì này mà thành tích học tập của Thẩm Quyên luôn nằm trong top đầu. Giáo viên chủ nhiệm khi ấy nói với cô rằng, chỉ cần duy trì được đà học tập này, tương lai sẽ vô cùng tươi sáng.
Tuy nhiên, một bi kịch lớn bất ngờ ập đến với cô gái nhỏ này vào năm Thẩm Quyên 12 tuổi. Trong kỳ nghỉ hè khi vừa tốt nghiệp tiểu học, cô vẫn giữ thói quen lên triền đồi đọc sách. Đúng lúc Thẩm Quyên đang chăm chú học, ông nội tiến đến với đôi mắt đỏ hoe.
“Quyên à, bố mẹ cháu bị tai nạn xe qua đời rồi, từ nay chỉ còn hai ông cháu mình sống với nhau thôi”, ông nói.
Câu nói của ông nội như giáng một đòn xuống cô gái nhỏ. Thẩm Quyên ngây người đứng yên tại chỗ, sau đó nước mắt tuôn trào, chạy lại và ôm chặt lấy ông nội. Hai ông cháu ôm nhau khóc nức nở trên triền đồi, tiếng khóc xé lòng khiến người vô tình chứng kiến không khỏi đau xót.
Thẩm Quyên có một tuổi thơ khó khăn. (Ảnh minh họa)
Những tổn thương sau sang chấn
Có lẽ là do chịu đựng cú sốc nặng nề từ việc cha mẹ qua đời, cộng thêm việc học ở bậc trung học phổ thông có sự khách biệt so với tiểu học, thành tích học tập của Thẩm Quyên bắt đầu có dấu hiệu sa sút. Trước đây khi còn học tiểu học, cô lúc nào cũng đứng top 3 trong lớp. Nhưng khi bước vào trung học cơ sở, điểm số của cô tụt xuống top 20. Nếu tình hình này không được cải thiện, rất có thể trong kỳ thi vào cấp 3, cô chỉ có thể đỗ vào một trường cấp 3 bình thường.
Thấy vậy, ông nội của Thẩm Quyên đã khuyên nhủ cô đủ đường. Những lời động viên của ông đã giúp nữ sinh sốc lại tinh thần. Vì không muốn phụ lòng ông nội, nên cô bạn càng cố gắng hơn, từ đó khiến thành tích học tập tiến bộ không ngừng.
Ở tuổi 15, khi vừa tốt nghiệp THCS, Thẩm Quyên đã thi đỗ vào một trường THPT trọng điểm của huyện với thành tích cực tốt. Trước kết quả người cháu đạt được, 2 ông cháu lại ôm nhau khóc, khác một cái là lần này, những giọt nước mắt của họ là giọt nước mắt của sự hạnh phúc.
Tuy nhiên, ngoài niềm vui được nhận vào một ngôi trường top, Thẩm Quyên còn có vô số nỗi lo lắng: Khi lên thị trấn để học, ông nội sẽ ra sao? Học phí trung học có cao không?
Biết được nỗi lo lắng trong lòng cháu gái, ông nội đã an ủi và bảo cháu cứ yên tâm học tập, một mình ông sống hoàn toàn không có vấn đề gì, hơn nữa nhờ chăn cừu, trồng trọt, làm một số công việc khác, cộng thêm sự trợ cấp từ làng, ông có thể chi trả học phí cho cháu.
Trên đường đưa cháu lên thị trấn, ông nói: “Con à, đừng lo lắng về những chuyện khác, hãy học hành cho tốt, chỉ cần con có thể đậu đại học, dù ông phải chịu bao nhiêu gian khổ cũng đều xứng đáng”.
Ông nội rất vất vả để nuôi cháu. (Ảnh minh họa)
Học trên thị trấn xa xôi, mỗi tháng Thẩm Quyên chỉ có thể về nhà 1 lần. Mỗi lần về, cô lại thấy thêm nhiều sợi tóc bạc điểm trên đầu ông.
Có một lần, trong kỳ nghỉ, cô vô tình biết được để dành tiền học cho cháu, ông phải vừa làm ruộng, vừa chạy đến công trường ở thị trấn để làm phụ hồ cho người ta. Điều này khiến Thẩm Quyên vô cùng xót xa.
Đúng vào thời điểm đó, khi đang học ở trường trọng điểm, thành tích học tập của Thẩm Quyên đi xuống không phanh. So với những học sinh giỏi khác, dù nữ sinh có cố gắng bao nhiêu cũng không đuổi kịp được họ.
Theo thời gian, sự tự tin trong việc học của Thẩm Quyên biến thành tự ti, và kết quả học tập cũng chỉ duy trì ở khoảng 400 – 500 điểm. Điểm số này không thể đảm bảo nữ sinh có thể thi đỗ vào một trường đại học, thậm chí chỉ vượt qua điểm sàn của nhiều trường top mà thôi. Quyên chỉ có thể trúng tuyển vào một trường đại học tư thục với học phí đắt đỏ. Như vậy, gánh nặng trên vai ông nội sẽ càng nặng nề hơn.
Vì vậy, Thẩm Quyên đã nói với ông nội ý định bỏ học để giúp đỡ gia đình.
Tuy nhiên, khi đối mặt với yêu cầu của cháu gái, ông đã quả quyết từ chối, bất kể học phí có đắt đỏ đến nhường nào, ông cũng sẽ nuôi cháu ăn học đàng hoàng. Ông không muốn cháu gái sống cuộc sống giống như mình. Nhưng trong mắt Thẩm Quyên, điều này chỉ mang lại áp lực và cảm giác tội lỗi trong lòng, khiến cô khó tập trung vào việc học.
Thời gian trôi qua, chớp mắt cô đã là học sinh cuối cấp. Dù Thẩm Quyên đã học hết sức mình, nhưng thành tích vẫn không có gì đột phá. Cuối cùng, nữ sinh đã đưa ra một quyết định không ai ngờ tới.
Kết quả thi đại học gây ngạc nhiên
Ngày 7/6/2018, giống như hàng triệu thí sinh khác trên toàn quốc, Thẩm Quyên bước vào kỳ thi đại học. Trước khi vào phòng thi, ông nội đã dặn dò cháu gái: “Lúc thi không được căng thẳng, không quan trọng kết quả thế nào, ông nội luôn ủng hộ con”.
Trước lời động viên của ông, Thẩm Quyên gật đầu. Sau đó, nữ sinh quay lưng và bước vào phòng thi.
Sẽ không có gì đáng nói đến ngày tra điểm, ông của Thẩm Quyên thực sự bất ngờ. Theo đó, điểm số mà cháu gái ông đạt được chỉ là 47 điểm, trong khi tổng điểm tối đa là 750 điểm.
Ông nội của Thẩm Quyên còn tưởng mình tra nhầm số báo danh của học sinh khác, nên đã nhờ giáo viên nhập lại. Nhưng kết quả vẫn vậy, không có gì thay đổi. Ngay cả giáo viên chủ nhiệm của Thẩm Quyên cũng vô cùng hoang mang, với khả năng của học trò, không thể nào đạt điểm thấp như vậy.
Về phần mình, Thẩm Quyên cho biết mình cũng không rõ.
“Chắc chắn là Sở Giáo dục đã nhầm, chúng ta phải tìm họ để hỏi cho rõ ràng”, ông nội nói.
Sau khi nói xong, ông nội Thẩm Quyên và giáo viên chủ nhiệm đã đến Sở Giáo dục để tìm hiểu. Tuy nhiên, sau khi nhân viên của Sở đưa ra bài thi của cháu, mọi người lại một lần nữa ngỡ ngàng. Theo đó, Thẩm Quyên chỉ làm vài câu hỏi trắc nghiệm, còn tất cả các câu hỏi khác đều bỏ trống.
Nói cách khác, Thẩm Quyên đã nộp bài thi trắng.
Chuyện này rốt cuộc là thế nào?
Ông nội ngạc nhiên hỏi cháu gái, bản thân ông đã làm việc vất vả bao nhiêu năm chỉ mong muốn cháu có thể đi học đại học, tại sao lại như vậy?
Trong lời nói của ông thoáng hiện sự tức giận, đây cũng là lần đầu tiên ông nội nổi giận với cháu gái yêu quý của mình.
Nhưng câu trả lời sau đó của Thẩm Quyên đã khiến ông nội rơi nước mắt.
Ông nội rất sốc trước kết quả mà cháu đạt được.
Hóa ra, những năm qua thấy ông nội vì mình mà bận rộn đến mức đầu tóc bạc phơ nên Thẩm Quyên rất thương ông. Thẩm Quyên hiểu rằng, nếu cô tiếp tục đi học đại học, thì gánh nặng kinh tế đè nặng có thể làm ông sụp đổ, khiến nữ sinh mất đi người thân duy nhất này.
Vì vậy, Thẩm Quyên đã quyết định không đi học đại học nữa, muốn đi làm để kiếm tiền để chăm sóc ông nội. Khi biết được cháu gái mình lại có suy nghĩ như thế, ông nội không thể kìm nén được mà nước mắt trào ra.
“Cháu gái ngốc của ông, sao lại ngốc thế, chỉ cần con có thể đi học đại học, dù ông phải chịu bao nhiêu khổ cực cũng có thể chịu đựng được mà”, ông nghẹn ngào.
Sau đó, trường học và làng xóm cũng biết được chuyện này, mọi người đều cảm động trước câu chuyện của ông cháu. Sau khi được các thầy cô và người trong làng khuyên nhủ, Thẩm Quyên đã quyết định học lại một năm. Ngày 7/6/2019, Thẩm Quyên một lần nữa bước vào phòng thi, chỉ khác là, lần này đôi mắt cô tràn ngập sự kiên định và tự tin. Cuối cùng, cô đã thi đỗ vào Đại học Sư phạm Tứ Xuyên – một trong những trường danh tiếng của tỉnh.
Trong suốt bốn năm đại học, Thẩm Quyên không thể nào quên những vất vả của ông nội và sự giúp đỡ của làng xóm. Cô học hành chăm chỉ, thành công xin được học bổng của trường để trang trải học phí, nhờ đó giảm bớt gánh nặng kinh tế cho ông.
Hiện tại, Thẩm Quyên đã hoàn thành bốn năm học tập ở đại học. Sau khi tốt nghiệp, Thẩm Quyên mong muốn được về quê giảng dạy.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác