Người thuộc 2 mệnh này kị cây lưỡi hổ, hễ trồng 1 cây cũng hao của, tiền không cánh mà bay
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Người thuộc 2 mệnh này kị cây lưỡi hổ, hễ trồng 1 cây cũng hao của, tiền không cánh mà bay
Dưới góc độ phong thủy, không phải tuổi nào cũng thích hợp để trồng cây lưỡi hổ. Do đó, trước khi quyết định có nên trồng hay không, bạn cần xác định cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào và hợp với tuổi nào.
Muốn biết cây lưỡi hổ hợp hay kỵ với mệnh nào, tuổi nào cần căn cứ vào màu sắc của từng cây.
Cây lưỡi hổ xanh
Trong phong thủy, cây lưỡi hổ xanh được nhiều gia đình ưa chuộng. Lá cây có màu xanh sẫm, có vân trắng. Cây lưỡi hổ xanh tương sinh với mệnh Kim. Theo thuyết ngũ hành, Kim khắc với Mộc. Vì vậy, cây lưỡi hổ xanh kỵ với mệnh Mộc.
Người mệnh Mộc không nên trồng cây lưỡi hổ màu xanh
Người mệnh Mộc không nên trồng cây lưỡi hổ màu xanh
Một số tuổi thuộc mệnh Mộc gồm Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003)…
Cây lưỡi hổ trắng
Cây lưỡi hổ trắng có phiến lá phủ một lớp sáp bạc trông khá đặc biệt và ấn tượng. Hình dáng của cây nhỏ nhắn, phù hợp với việc trồng trong nhà, văn phòng.
Cây lưỡi hổ trắng có phiến lá bạc nên được xếp vào hành Kim. Nếu xét về ngũ hành, người thuộc mệnh Mộc sẽ không hợp để trồng cây lưỡi hổ trắng. Do đó, những tuổi kỵ trồng cây lưỡi hổ trắng sẽ tương tự với cây lưỡi hổ xanh.
Cây lưỡi hổ vàng
Cây lưỡi hổ vàng có màu sắc rất đặc trưng với phiến lá có viền vàng và dải màu xanh ở giữa. Theo các chuyên gia phong thủy, cây lưỡi hổ vàng thuộc Thổ. Theo quy tắc tương khắc trong ngũ hành, Thổ sẽ khắc Thủy. Do đó, người thuộc mệnh Thủy sẽ không hợp để trồng cây lưỡi hổ vàng.
Người thuộc mệnh Thủy sẽ không hợp để trồng cây lưỡi hổ vàng
Người thuộc mệnh Thủy sẽ không hợp để trồng cây lưỡi hổ vàng
Một số tuổi thuộc mệnh Thủy: Bính Tý (1936, 1996), Đinh Sửu (1937, 1997), Giáp Thân (1944, 1998), Ất Dậu (1945, 1999), Nhâm Thìn (1952, 2000), Quý Tỵ (1953, 2001), Bính Ngọ (1966, 2002), Đinh Mùi (1967, 2003), Giáp Dần (1968, 2004), Ất Mão (1975, 2005), Nhâm Tuất (1982), Quý Hợi (1983)…
Cây lưỡi hổ viền vàng
Cây lưỡi hổ viền vàng cũng là giống lưỡi hổ phổ biến, được trồng rất nhiều. Cây có phiến lá xanh sẫm, phần viền lá có màu vàng. Cây có thuộc tính Thổ. Theo ngũ hành, Thổ khắc Thủy. Do đó, cây lưỡi hổ viền vàng cũng sẽ không phù hợp với những người mệnh Thủy.
Những tuổi hợp phong thủy với cây lưỡi hổ
Theo nghiên cứu phong thủy, cây lưỡi hổ có công dụng rất tốt trong việc xua đuổi tà mà và chống lại những điều không may mắn. Lá cây lưỡi hổ mọc thẳng đứng là biểu tượng của sự quyết đoán, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đây cũng là dáng vẻ cho sự uy quyền và danh gia vọng tộc.
Trong khi đó, hoa của cây lưỡi hổ lại sở hữu một vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu có thể chăm cho cây ra hoa thì mọi việc trong năm đó từ công việc, tài chính, gia đạo,… đều gặp được những điều may mắn và thuận lợi.
Để có thể gặp được nhiều điều may mắn khi trồng cây lưỡi hổ thì người trồng cây cần phải có tuổi hợp với loại cây này. Trong nghiên cứu phong thủy, tuổi Ngọ chính là tuổi có mức độ phù hợp hoàn hảo nhất.
Người có tuổi Ngọ nổi bật với tính hướng ngoại, họ là những người xuất chúng và có tài năng lãnh đạo. Trong công việc, họ rất quyết đoán, biết cách kiếm và giữ tiền. Đây đều là những đặc tính rất tương ứng với cây lưỡi hổ.
Thế nhưng, bản chất họ lại là những người nóng nảy, hay hấp tấp nên rất dễ thất bại trong chuyện làm ăn. Chính vì vậy, cây lưỡi hổ sẽ là yếu tố để người tuổi Ngọ có thể kìm hãm được những đức tính này. Đồng thời, cây lưỡi hổ cũng sẽ giúp họ xua đuổi những vận xui và mang đến vận may tài lộc.
Những người tuổi Ngọ sinh vào các năm 1954, 1966, 1978, 1990 và 2002 được gợi ý nên trồng cây lưỡi hổ để tăng vượng khí trong nhà, thu hút nhiều tài lộc và may mắn.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác