Bố mẹ tôi ở quê lên chơi nào ngờ được mẹ chồng đãi món gà luộc. Vừa nhìn thấy bát nước chấm bố mẹ tôi đứng dậy đi về còn tuyên bố c-ạch m-ặt
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Mẹ chồng phát hiện số tiền mình cho cháu nội không cánh mà bay sang nhà thông gia nên bà tức giận, bỏ về và cắt luôn khoản trợ cấp này.
Bài viết ho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu được đăng tải mới đây nhận về nhiều bình luận của bạn đọc. Bài viết chia sẻ câu chuyện người mẹ vì thương con, thương cháu nên quyết định sang nhà con trai ở để trông cháu nội giúp các con.Nhưng từ ngày mẹ chồng xuất hiện, cuộc sống gia đình con trai bị xáo trộn bởi những mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu. Dù không hợp nhau nhưng vì thương cháu, mẹ chồng luôn cố gắng dĩ hòa vi quý để mọi thứ êm đẹp.
Thấy con trai đi làm vất vả nuôi vợ và hai con trong thời gian con dâu ở cữ, mẹ chồng chu cấp cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng. Nhưng một ngày nọ, bà phát hiện bí mật trong cuốn sổ chi tiêu của con dâu.
Mỗi tháng, con dâu biếu bố mẹ đẻ 5 triệu. Điều bà cay đắng hơn là con trai cũng biết chuyện này và ủng hộ vợ làm điều đó với lý do bố mẹ vợ đau ốm liên miên, không có lương hưu.
Người mẹ ấm ức cho rằng con trai và con dâu đều không thương mình. Vì tiền bà đưa cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng tự nhiên lại chảy vào túi của thông gia. Vậy ai mới là người “nuôi” thông gia?Câu chuyện sau khi được đăng tải nhận về nhiều ý kiến của bạn đọc. Có hai luồng ý kiến xung quanh vấn đề này.
Nàng dâu ích kỉ
Một số người cho rằng cô con dâu quá ích kỉ, thiếu tế nhị khi sống cùng mẹ chồng. Bởi mẹ chồng đã chấp nhận dọn lên sống cùng các con, chăm sóc cháu nội, làm mọi việc từ A đến Z thì con dâu phải biết điều.
Độc giả Hoàng Phương nhận xét: “Cô con dâu này không thể chấp nhận được. Đành rằng bố mẹ đẻ đau yếu, không có lương hưu nên cần phải giúp đỡ nhưng không thể bòn rút công sức và tiền bạc của bố mẹ chồng để cho họ được. Nếu bố mẹ đẻ cô ta có lòng tự trọng thì sẽ không nhận tiền của con gái và con rể như vậy.
Tệ hơn là cô ta lại coi chuyện bố mẹ chồng lo cho mọi mặt là chuyện đương nhiên, là trách nhiệm của họ. Không chỉ vậy cô còn luôn đòi hỏi, yêu sách, rất vô ơn. Thật là lòng tham vô đáy, chẳng biết thế nào cho vừa!
Còn cậu con trai nghe chừng xót bố mẹ vợ hơn bố mẹ đẻ. Vậy nên bà xử sự như thế là đúng. Khi về già hãy nghỉ ngơi, tự chăm sóc bản thân. Tất nhiên bố mẹ cũng nên giúp con cái nhưng chỉ nên làm vừa sức. Con cái đã trưởng thành và có gia đình riêng thì phải tự lo, tự có trách nhiệm với cuộc sống của mình, đừng để chúng ỷ lại”.
Độc giả Bình An lại nhận định, con dâu sai ở chỗ đã coi mẹ chồng như giúp việc, để bà làm mọi việc trong nhà mình mà còn có thái độ không tích cực. Làm con phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Cha mẹ chồng cũng như cha mẹ đẻ, không thể bên trọng bên khinh. Vì chẳng có ông bà nào phải có trách nhiệm trông cháu, chỉ là họ tình nguyện giúp con cái. Nếu con dâu bỏ tiền thuê giúp việc thì cũng phải trả cho họ 7-8 triệu tiền lương một tháng. Mẹ chồng không nhận được đồng lương nào thì nên nhận được thái độ tốt từ các con.
Mẹ chồng để ý tiểu tiết
Ngoài những ý kiến chê trách con dâu, nhiều người lại phê phán mẹ chồng để ý quá nhiều tiểu tiết.
Độc giả Thủy Hoàng bình luận: “Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu xưa nay luôn có mâu thuẫn. Mẹ chồng ở với con dâu nên bớt soi mói, để ý thì mọi chuyện sẽ êm xuôi. Nếu bác đã vì thương con, thương cháu mà lên chăm sóc cháu nội thì hãy bỏ qua mọi chuyện, chỉ làm đúng phần việc mình muốn làm.
Cái sai của bác là đã trợ cấp tiền cho các con trong khi con bác còn trẻ, khỏe, có thể tự lo cho mình. Con dâu bác cũng không ngửa tay xin tiền bác. Việc cô ấy biếu bố mẹ chính là làm tròn chữ hiếu và là việc nên làm. Huống hồ cô ấy đã được chồng cho phép làm việc này.
Nếu bác cũng đau ốm, con trai bác cũng biếu bác tiền hàng tháng chữa bệnh, liệu bác có mừng không? Nên bác đừng sân si chuyện đó mà đau lòng”.
Một số người khuyên mẹ chồng nếu không muốn mọi chuyện phức tạp thì hãy ngừng chu cấp cho cháu nội: “Ông bà tuổi già không làm gì ra tiền ngoài lương hưu trong khi con cái vẫn kiếm tiền đều đều thì tại sao phải chu cấp cho cháu nội? Bác không muốn trông cháu, con bác cũng có thể thuê giúp việc.
Tôi nghĩ cả đời bác đã vất vả vì con rồi thì bây giờ đến phần cháu nội, bác nên để bố mẹ chúng tự lo. Còn việc con dâu bác cho hay biếu tiền ai, không vụng trộm, được chồng cho phép rồi thì là việc rất hợp lý, bác đừng bận tâm.
Hai bác hãy gạt bỏ con cái khỏi mối bận tâm của mình. Cuối tuần ông bà lên thăm cháu hoặc gọi các con cháu về chơi. Lúc ốm đau dùng tiền lương hưu lo cho nhau, chẳng phải vướng bận, phụ thuộc vào ai. Cuộc sống hưu trí như vậy mới vui vẻ, ý nghĩa”.
Đa số cho rằng người mẹ chồng ấm ức không chỉ mỗi chuyện con dâu biếu tiền bố mẹ đẻ của mình. Có lẽ những tích tụ trong cách ứng xử khi sống chung và việc con dâu không nói rõ với mẹ chồng về số tiền chu cấp cho cháu nội khiến bà bức xúc.
“Suy cho cùng, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất khó nói và thường nảy sinh mâu thuẫn khi sống chung. Mỗi người bao dung, độ lượng với nhau hơn một chút thì mọi chuyện sẽ dễ giải quyết. Tôi cho rằng, trông cháu không phải trách nhiệm của ông bà.
Tuổi già, bố mẹ xứng đáng được nghỉ ngơi, đi chơi, gặp gỡ bạn bè. Con cái chỉ nhờ vả những lúc bất đắc dĩ chứ đừng coi ông bà là người giúp việc, trông trẻ cho mình cả năm, cả tháng. Đừng đưa bố mẹ vào tình huống khó xử vì chẳng có bố mẹ nào không thương con, xót cháu”, độc giả Thanh Mai bình luận.
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác