Nghe ‘tối hậu thư’ chọn ‘chăm cháu hay đưa cho con dâu 18 triệu đồng/tháng’, tôi đưa ra quyết định khiến con dâu lặng người
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Sau khi nghỉ hưu, con dâu muốn bà Hồng Tâm lựa chọn giữa việc chăm sóc cháu hay chu cấp tiền. Bà Hồng Tâm quyết định không chăm cháu, cũng không đưa tiền cho con dâu.
Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện của bà Hồng Tâm:
Tôi tên là Hồng Tâm, tôi 55 tuổi, vừa nghỉ hưu cách đây vài tháng thì con dâu đưa ra cho tôi 1 vấn đề khó khăn. Sau khi con dâu tôi sinh con, con dâu không đi làm mà ở nhà chăm con. Bà thông gia không giúp đỡ, con dâu cũng hay xin tiền tôi để tiêu.
Lúc đó, tôi không chịu đưa tiền. Giờ tôi đã nghỉ hưu, con dâu lại càng vô tâm hơn khi yêu cầu tôi chăm sóc cháu hoặc đưa cho con dâu 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) tiền sinh hoạt hàng tháng.
Con dâu nói rằng, cháu trai là con, cháu của gia đình chúng tôi, 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) tiền sinh hoạt không chỉ dành cho cháu trai tôi mà còn để đáp lại sự giúp đỡ của ông bà thông gia.
Tôi chỉ có thể nói lại với con dâu rằng bây giờ tôi không có tiền để đáp ứng được yêu cầu này. Con dâu tôi giận dữ nói với tôi qua điện thoại: “Mẹ ở một mình, không có việc gì làm, lại không chăm cháu nhưng cũng không cho con tiền?”.Tôi tức giận đến mức cúp điện thoại và gọi cho con trai, bảo con trai hãy bảo vợ đừng làm phiền tôi. Tôi sẽ liệt kê những việc tôi phải trải qua và điều mà tôi suy nghĩ.
1. Tôi vất vả nửa đời người, sau đám cưới của con trai, tiền tiết kiệm của tôi đã cạn sạch
Chồng tôi và tôi đã bận rộn suốt nửa cuộc đời và tất cả số tiền tiết kiệm được đã dùng hết cho đám cưới của con trai chúng tôi. Chúng tôi mua cho con trai một căn nhà, đứng tên con trai tôi. Vì căn nhà được mua trước khi con trai tôi kết hôn nên sau này, con dâu tôi đã đưa ra yêu cầu về số tiền sính lễ cao ngất ngưởng.
Con dâu tôi luôn nói rằng, cô sống trong ngôi nhà không được đứng tên và cảm thấy bất an. Sau đó, con dâu đã đưa ra một con số cụ thể.
Khi con trai tôi lấy vợ, chồng tôi không mấy hài lòng với con dâu. Tuy nhiên, con trai chúng tôi nhất quyết muốn lấy cô gái này nên chúng tôi buộc phải đồng ý. Chúng tôi tặng con dâu món quà trị giá 288.000 NDT (khoảng gần 1 tỷ đồng) và 100.000 NDT (khoảng 357 triệu đồng) cho các cháu tôi sau này.
Sau khi con trai lấy vợ, con dâu đối với chúng tôi rất bình thường. Trong dịp Tết Nguyên đán và những ngày lễ, các con chỉ ăn một bữa ở nhà vào đêm giao thừa rồi trở về nhà riêng.
Một năm sau khi con trai lấy vợ, chồng tôi mất. Lúc đó, con dâu tôi cũng nói với con trai tôi quay lại chia sẻ các công việc gia đình với tôi.
Cũng từ đó tôi bắt đầu nghĩ đến bản thân mình, con trai tôi đã lấy vợ, có gia đình riêng và không còn phụ thuộc vào tôi nữa. Trong những năm tới, điều tôi có thể dựa vào là cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn, sớm muộn gì tôi cũng sẽ chủ động vào viện dưỡng lão.
2. Sau khi nghỉ hưu, con dâu đưa ra cho tôi hai lựa chọn, chăm sóc cháu hoặc chu cấp tiền
2 năm trước, con dâu tôi sinh con và đòi tôi 30.000 NDT (khoảng 107 triệu đồng), tôi liền đáp lại và nói rằng khi con trai kết hôn, chúng tôi đã chuẩn bị tiền và đưa cho con dâu rồi.
Con dâu tôi đã nghỉ việc ở nhà chăm con. Con dâu thường xuyên bảo con trai tôi về xin tiền và chi phí sinh hoạt dưới danh nghĩa cháu trai tôi. Tôi đã nói thẳng với con trai tôi rằng con không cần phải về thăm mẹ, cũng không cần phải xin tiền.
Tôi nộp đơn xin nghỉ hưu vào tháng 10 năm ngoái nhưng chưa kịp nhận lương hưu thì con dâu lại đến gây khó dễ cho tôi. Lần này, con dâu yêu cầu tôi lựa chọn giữa việc chăm sóc cháu hay chu cấp tiền vì đứa trẻ.
55 tuổi, vừa nghỉ hưu, nghe ‘tối hậu thư’ chọn ‘chăm cháu hay đưa cho con dâu 18 triệu đồng/tháng’ tôi lặng người, đưa ra quyết định đanh thép: Cấm hỗn!-1Ảnh minh họa.
Nếu không muốn chăm cháu thì tôi phải chu cấp 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) hàng tháng. Và khoản phí 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) này không chỉ được cháu trai sử dụng mà còn được dùng để đáp lại cho sự giúp đỡ của bà thông gia.
Thấy con dâu lần nào cũng đến tìm mình chỉ vì tiền, tôi bất lực, chỉ có thể trực tiếp từ chối lần nữa.
Con dâu tiếp tục đưa ra điều kiện “át chủ bài” nữa, một là không cho tôi tiền dưỡng già, hai là sẽ ly hôn với con trai tôi, để chúng tôi không bao giờ gặp lại cháu. Đối mặt với một con dâu như thế, tôi chỉ có thể nói “Cô làm theo ý của cô đi”.
3. Hãy nghĩ đến bản thân mình
Không phải tôi không muốn con trai mình sống tốt mà là tôi không thể chịu nổi cô con dâu như vậy. Con dâu và bà thông gia luôn nói những điều không đúng về tôi.
Với một người con trai và con dâu như vậy, liệu tôi có thể mong đợi họ chu cấp cho tôi khi về già không? Người duy nhất tôi có thể dựa vào là chính mình nên tôi phải tiết kiệm tiền cho mình và tìm kiếm những sự đồng hành cho mình khi về già.
Tôi vừa nghỉ hưu, con dâu đã cho tôi rất nhiều yêu cầu buộc tôi phải lựa chọn, thậm chí còn dùng những lời lẽ không đúng mực với tôi. Không phải tôi hẹp hòi hay thiếu hiểu biết, mà là tôi sống rất rõ ràng, tỉnh táo và không bao giờ thỏa hiệp.
Gặp được nàng dâu biết điều, đương nhiên tôi sẽ góp tiền bạc, góp công sức, mọi chuyện sẽ suôn sẻ nếu gia đình hòa thuận, mẹ chồng hiền, con dâu thảo.
Con dâu như vậy, con trai cũng không có chính kiến. Một người có thể sống một cuộc sống tốt đẹp trong những năm cuối đời, miễn là chúng ta có việc gì đó để làm và có đủ tiền để nghỉ hưu.
Dù có thế nào đi chăng nữa, lòng tôi vẫn vững vàng, dựa vào chính mình. Tôi sẽ tự mình sống một cuộc sống hạnh phúc và tuyệt vời!
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác