Con gái đỗ ĐH top đầu, gia đình phấn khởi làm cỗ 70 triệu/mâm chiêu đãi cả làng: Nào ngờ khách vừa đến, nhìn thấy thứ này đều bỏ về hết, không thèm động đũa: Biết lý do ai cũng ủng hộ
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Chi 70 triệu để làm tiệc mừng con đỗ đại học, bố mẹ tái mặt khi khách đến rồi đồng loạt bỏ về vì 1 nguyên nhân.
Vào khoảng tháng 7 và tháng 8 hàng năm, các trường Đại học tại Trung Quốc bắt đầu gửi giấy báo trúng tuyển tới tay các em học sinh. Những gia đình có con em trúng tuyển vào những trường đại học danh tiếng thường sẽ mời người thân và bạn bè tới nhà ăn bữa cơm và chung vui cùng gia đình. Người tới chúc mừng sẽ mang theo những phần quà ý nghĩa để tặng đứa trẻ có thành tích thi tốt như một lời động viên, khen thưởng các em.Đây vốn là hình thức “vinh danh” mang ý nghĩa tốt đẹp, tuy nhiên, vài năm gần đây một số gia đình lại khiến hoạt động này bị “biến tướng”, không còn giữ được giá trị chung vui ăn mừng có của nó. Minh chứng cho câu chuyện này phải kể tới một gia đình tại An Huy, Trung Quốc mới đây.
Đặt cỗ 70 triệu mừng con đỗ đại học
Theo đó, sau khi nhận được thông báo nhập học được gửi tới nhà, bố mẹ của một nữ thí sinh đã vội vàng tổ chức ăn mừng. Không những chi gần 20.000 NDT (khoảng 70 triệu đồng) tổ chức tiệc cỗ, mà còn mời gọi bạn bè, đồng nghiệp cùng người thân tới ăn mừng.
Nhìn quy mô bữa cỗ, nhiều người thậm chí nghĩ rằng gia đình đang chuẩn bị tổ chức đám cưới chứ không ai nghĩ đây là tiệc ăn mừng con gái đỗ đại học.Bữa cỗ ăn mừng ban đầu dự kiến sẽ diễn ra 2 ngày, tuy nhiên sự cố xảy ra sau đó đã khiến mọi người đồng loạt bỏ về trong sự ngại ngùng của gia chủ.
Ảnh minh hoạ
Theo đó, trong lúc mọi người mang quà tới chúc mừng, 1 vài người hàng xóm hồ hởi hỏi thăm cô bé đã thi đỗ vào trường nào. Trước lời hỏi thăm của mọi người, gia đình vui vẻ nói rằng con gái họ được trường Bưu chính viễn thông Trung Quốc “danh giá” gửi giấy báo trúng tuyển và mời nhập học.Một vị khách có con năm tới thi đại học không khỏi mừng rỡ, người này ngỏ ý muốn mượn giấy thông báo nhập học của con gái gia chủ để “lấy vía”. Sau khi từ chối nhiều lần không được, bố mẹ cô bé đành đưa giấy báo nhập học ra cho người khách nọ xem. Lúc này mọi người mới biết đây chỉ là một “cú lừa”.
Hoá ra, con gái của gia đình này vốn thi đại học có thành tích rất kém. 6 môn thi em chỉ đạt tổng 186/600 điểm. Vì thành tích quá kém nên cô bé khó có thể theo học tại những trường đại học công lập danh tiếng.
Giấy báo nhập học được gửi tới nhà cô bé vốn là từ trung tâm giáo dục tư nhân có tên “Bưu chính viễn thông Trung Quốc” gần giống với tên trường Đại học Bưu chính viễn thông trọng điểm ở Bắc Kinh.
Những “ngôi trường” tự phát này thường lấy tên giống những trường đại học danh tiếng, lừa học viên theo học. Vì giáo trình giảng dạy tại đây không được bộ giáo dục thông qua nên bằng cấp sau tốt nghiệp cũng không có giá trị.
Bố mẹ cô bé vốn làm ăn kinh doanh vắng nhà nên không sát sao để ý vấn đề học tập cũng như học lực của con. Bởi vậy, khi nhận được giấy báo nhập học, gia đình bị nhầm với trường danh tiếng nên đã đặt ngay cỗ lớn mời mọi người tới ăn mừng.
Ảnh minh hoạ
Mặc dù sau đó cô con gái đã thành thật nói kết quả thi của mình cho bố mẹ nhưng vì tiệc đã đặt, khách đã mời. Gia đình đành ngậm ngùi tổ chức “màn kịch” này để bảo toàn “danh dự”. Chẳng ngờ rằng, sự thật lại bị vạch trần ngay lúc này. Khách tới chúc mừng sau khi biết sự thật đều ngỡ ngàng. Người thân quen sau khi biết thì ái ngại cho gia chủ, người không ưa thì lớn tiếng bóng gió nói xấu gia đình. Tất cả mọi người đồng loạt bỏ về, cỗ bàn không ai động đũa, những món quà vốn định mừng cho cô bé cũng bị thu hồi.
Đáng ra hôm nay phải là ngày vui, nhưng sau cùng lại trở thành nỗi xấu hổ của gia đình. Cô bé sau đó cũng gặp vấn đề tâm lý khi nhiều người bàn tán về chuyện mình trượt đại học.
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc. Không ít người để lại bình luận rằng:
“Nếu là khách tới dự thì tôi cũng bỏ về, chứ ở lại thì biết nói gì với gia chủ nữa đây”.
“Cái giá phải trả cho sự thiếu quan tâm con cái và trọng hình thức. Đáng lẽ bố mẹ phải là người rõ nhất học lực của con như nào, cũng như có kiến thức định hướng cho con vào các trường đại học. Đáng thương cho cô bé, mong em sớm vượt qua được cú sốc tâm lý này”.
“Gia đình vừa mất 70 triệu tiền làm cỗ mà còn bị mang tiếng xấu. Thôi thì cũng đáng thương”.
“Các gia đình cũng nên cảnh giác, những ‘trường đại học ảo’ thường lấy tên gần với trường nổi tiếng để tạo tâm lý uy tín. Giấy báo sẽ tự gửi về nên bố mẹ có con điểm không quá cao nên cẩn trọng, tìm trường đại học công lập nhé đừng ham quá lên thành phó lớn mà cho con học nhầm chỗ”.
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác